📕 Chúng ta vẫn thường nghe:” Nhơn thân nan đắc Phật pháp nan văn”, một khi nghe được pháp Phật kể như mình cũng có duyên rồi. Nhưng Phật pháp vốn không ngằn mé, mênh mông như biển cả…Người sơ cơ biết đâu mà lần! Thời đaị hôm nay vốn nhiều bận rộn quay cuồng nên cũng không có nhiều thời gian để học Phật! mà học Phật laị là một sự hưởng thụ tối cao của đời người (lời giáo sư Phương Đông Mỹ). Nếu sau một ngày làm việc mệt nhọc, cả nhà sum họp bên mâm cơm mà nghe chuyện “Bá Hộ Làng cảnh Dương” vái chào thầy như thế nào kể cũng vui, hoặc giả quen với anh trai trẻ tên Tài trong “ Khế Cơ” thì còn gì thú vị bằng! Vợ chồng lục đục hãy quay về lắng lòng đọc chuyện:” Thần Cậy Cây Da” ít ra sẽ rút ra được bài học hay. Phật pháp vốn nhiệm màu, hữu ích cho đời nhưng có khi cũng bị bách haị, khiến cho bậc long tượng thiền môn phải lăn mình vào cát buị “ Lấy Thân làm Toà”. Nhà Phật dạy “ sáu căn dính mắc sáu trần” nhưng nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân chỉ là kẻ tay sai, kẻ nối giáo cho cái ý ( thức, tâm) mà thôi, truyện :” Anh Ý Đáo Để”. Phật giáo theo chân những người ly hương xa xứ. Sư đến vùng đất mới chống tích trượng hoằng pháp độ sanh, truyện:”Ông Tăng Xứ Tuyết”… Nhà Phật vốn chủ trương từ bi, hiếu sinh vì vậy khuyến khích ăn chay. Người xuất gia đã đành mà người taị gia cũng nên ăn chay . Cuộc sống vốn đa diện, tâm tư con người cũng bị lôi cuốn theo, đôi khi cái tâm bị lôi đi mà mình biết thức tỉnh dừng laị, hoặc biết sám hối, ăn năn và sửa đổi thì còn có gì tuyệt vời hơn, truyện:” Thằng Tom”, “...